Cập nhật vào 04/01
Khi trẻ đến độ tuổi cần tiêu tiền thì cách mà bố mẹ hướng dẫn việc quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền… là những bài học quan trọng giúp trẻ tự tin kiểm soát tài chính của mình một cách tốt nhất. 10 nguyên tắc vàng dưới đây sẽ giúp bạn hướng dẫn con tiêu tiền hợp lý và an toàn.
1. Cho con cơ hội học cách quản lý tiền
Sẽ thật sự tốt nếu bạn hướng dẫn cho con cách quản lý tiền và trao quyền cho con tự hoạch định chi tiêu các khoản về cá nhân. Có thể một tháng bạn trích cho bé một khoản nhỏ đủ chi tiêu các việc cá nhân lặt vặt của con, để trẻ tự quyết định xem mình cần gì và dùng số tiền đó để mua sắm chi tiêu cho cá nhân mình.

Cách hướng dẫn tiêu tiền này, sẽ giúp các trẻ bước đầu tiên biết hoạch định chi tiêu của mình trong một giới hạn cho phép và có trách nhiệm với số tiền chi tiết đó một cách hợp lý hơn.
2. Dạy con cách tiết kiệm tiền cho những kế hoạch lớn hơn
Ngoài cung cấp tiền cho con chi tiêu các khoản nhỏ thường ngày, thì bạn cần hướng dẫn cho con cách dùng chính số tiền được cung cấp đôi lúc phải biết tiết kiệm hay ưu tiên cho những việc lớn hơn. Và nên biết cách cắt giảm, tiết kiệm ngân sách để dùng khi cần thiết.
Bài học này giúp trẻ định hình được giá trị của đồng tiền khi sử dụng vào những mục đích lớn và đúng đắn, hợp lý.
Ví dụ con muốn mua bộ đồ chơi xếp hình, vậy hai mẹ con cùng ngồi lại xem nó giá bao tiền và kế hoạch cần tiết tiệm thế nào. Nếu con muốn mua món đồ đó, nghĩa là con sẽ không được mua các món đồ chơi nhỏ khác trong thời gian tiết kiệm… Hãy giải thích cho các bé hiểu để con nhìn thấy quá trình đạt đến mục đích của mình và trẻ sẽ cảm thấy thích thú mỗi khi nhìn thấy khoản tiết kiệm tăng lên.
==> Nếu bố mẹ muốn tìm gia sư dạy giỏi tại Hà Nội có thể liên hệ tới trung tâm gia sư Việt thông qua đường dẫn: https://www.facebook.com/giasuviet.hn
3. Dạy con cắt giảm chi tiêu để thực hiện kế hoạch chi tiêu lớn nhanh hơn
Bài học này đi liền với bài học thứ 2, và nếu bố mẹ dạy kế hoạch tiết kiệm tiền, trẻ sẽ tự học rất nhanh rằng mình cần cắt giảm một số thứ nhỏ để mua những thứ khác lớn hơn. Tuy nhiên, bố mẹ nên trao đổi cụ thể với con về kế hoạch, về tiết kiệm và chi tiêu mỗi khi con quyết định mua thứ gì đó.
4. Dạy trẻ tiền có thể sinh ra tiền như thế nào
Bài học này là bài học về đầu tiên về đầu tư kinh doanh, dạy con cách quản lý tài chính để đầu tư sinh lời. Có thể tìm một vài khoản đầu tư ngắn và dài hạn để dạy trẻ về khả năng sinh lời của đồng tiền và thói quen đầu tư tiền trong tương lai.
5. Dạy trẻ học cách hoạch định chi tiêu
Với bản tính ngây thơ, hồn nhiên, nếu có một khoản tiền nhỏ trong tay, trẻ sẽ có xu hướng mua sắm những thứ mình thích, mà không suy nghĩ cân đối ngân sách được. Thay vì mua sắm bừa bãi những thứ mình thích nhất thời, thì bạn nên dạy trẻ biết cách hoạch định kế hoạch chi tiêu rõ ràng và hợp lý. Giúp con không bị thiếu hụt tiền khi cần.

6. Dạy trẻ học cách trả hoá đơn
Một số hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền mạng…bạn nên đưa cho bé giữ để trả khi đến tháng. Cách này giúp trẻ không chỉ biết quản lý tốt mà còn có trách nhiệm với số tiền mình giữ. Ngoài ra sẽ giúp bé biết nắm rõ chi phí của các khoản đó bao nhiêu, trẻ sẽ học cách tiết kiệm nguồn năng lượng để giảm chi tiêu cho gia đình.
Lưu ý, khi bạn đưa số tiền đó cho con giữ và chi trả, cần đảm bảo bạn kiểm tra hóa đơn để biết trẻ không dùng số tiền đó vào việc khác.
7. Dạy trẻ về những nguy hại của vay nợ
Có thể lúc 6 tuổi, trẻ chưa thể hiểu được bài học này nhưng khi con vào tuổi teen, bố mẹ có thể trao đổi với con về các khoản vay nợ, về thẻ tín dụng và các khoản nợ khác và tác hại nếu không trả được nợ. Bài học này giúp trẻ định hình tính cách không vung phí tiền vào các việc vô bổ và không cần thiết.
Xem thêm: Làm thế nào để con ở lứa tuổi 10 -12 ngoan ngoãn và biết nghe lời?

8. Dạy trẻ học cách kiếm tiền
Nên dạy trẻ biết để mua các món đồ chúng muốn. Có hai cách để mua được những thứ mình muốn, một là cắt giảm chi tiêu, và hai là kiếm thêm tiền. Hướng dẫn trẻ có thể kiếm thêm tiền bằng cách phụ giúp hàng xóm trông trẻ, làm vườn hay các công việc bán thời gian đơn giản như bán hàng khi đã trưởng thành.
9. Dạy trẻ về sự thật của quảng cáo
Khi trẻ bắt gặp những lời mời chào quảng cáo mua đồ đầy hấp dẫn sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của trẻ. Một khi hình thành thói quen này sẽ ảnh hưởng đến thói quen mua sắm vượt quá khả năng tài chính hoặc mua những món đồ không cần đến.
Ảnh hưởng lớn nhất của các quảng cáo chính là làm cho các cá nhân mua những thứ mình muốn nhất thời. Bố mẹ nên dạy trẻ suy nghĩ kỹ trước khi quyết định mua, xem mình có thật sự cần trong cuộc sống không?
10. Dạy trẻ phân biệt giữa muốn và cần

Hãy dạy trẻ phân biệt những nhu cầu mua sắm nhất thời và những thứ cần thiết. Với ngân sách giới hạn, thì cần cân nhắc nên mua những thứ thực sự cần thiết, có khả năng sử dụng lâu dài. Không nên mua những thứ chỉ xài một lần là lỗi mốt hay những thứ không cần thiết cho cuộc sống. Nếu không phân biệt rõ giữa cái mình muốn và cần, trẻ sẽ tiêu xài lãng phí và không quản lý được tiền.
Lê Thùy