Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những triệu chứng sớm của bệnh ung thư đại tràng là gì?

0

Cập nhật vào 27/02

Ở giai đoạn sớm, ung thư đại tràng không có những triệu chứng rõ rệt nên phần lớn bệnh nhân khi phát hiện bệnh đã bước sang giai đoạn cuối, việc điều trị khó khăn, tiên lượng sống giảm sút.

Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng còn được gọi là ung thư ruột già, có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đại tràng: đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng. Nếu như trước đây, người mắc ung thư đại trực tràng thường gặp ở độ tuổi trên 50 thì giờ đây căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa. Tại bệnh viện K, trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5 trường hợp mắc ung thư đại trực tràng, đặc biệt có những bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại trực tràng khi 12,13 tuổi…. Đó là hồi chuông cảnh báo, mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

Bệnh phát triển với 4 giai đoạn chính, được phân loại dựa trên cấu trúc của đại tràng và cách tế bào lây lan từ đại tràng tới các bộ phận khác của cơ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn này được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Tế bào ung thư vẫn nằm trong khu vực niêm mạc đại tràng, phát triển ở các lớp bên trong.
  • Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư bắt đầu lan tới các khu vực lân cận trong đại tràng, chưa tới các cơ quan khác. 
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư bắt đầu lan nhanh đến hạch bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn 4: Đây là ung thư đại tràng giai đoạn cuối, các tế bào ung thư di căn tới các cơ quan khác của cơ thể.

Y học ngày càng phát triển, các phương pháp, máy móc sử dụng điều trị ung thư đại tràng cũng ngày càng tiên tiến. Theo đó các phương pháp điều trị chính hiện nay được áp dụng đó là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp điều trị đích… Đồng thời bệnh nhân cũng được khuyên nên dùng thêm các dược liệu bổ trợ như nấm lim xanh Quảng Nam để hỗ trợ chữa bệnh tốt nhất.

Tên khoa học của Nấm lim xanh là Ganoderma Lucidum, nằm trong họ Nấm linh chi. Hiện nay nấm lim xanh được phát hiện có ở nhiều các vùng núi cao Trường Sơn, đặc biệt nấm lim ở Quảng Nam được đánh giá chứa hàm lượng dược chất cao nhất.

Dựa vào vị trí mọc, nấm lim được phân thành 2 loại: Nấm lim xanh mọc trên thân cây gỗ lim – nấm loại 1 và Nấm lim xanh mọc ở rễ cây gỗ lim mục – nấm loại 2.

Nấm mọc trên thân cây gỗ lim: Nấm lim xanh loại 1 này chỉ mọc trên gỗ lim xanh và không bao giờ bị dính đất. Nấm phá gỗ, phân hủy gỗ để lấy dưỡng chất nên chứa dược tính cao. Nấm lim xanh mọc ở thân gỗ lim có chân ngắn (0,1 – 5 cm), mũ dày khoảng 2 – 5 cm.

Nấm mọc ở phần rễ cây lim: Nấm mọc từ rễ gỗ lim được xếp vào nấm loại 2 bởi nhiều lý do. Thứ nhất, sơn tràng đa phần khi phát hiện nấm mọc trên đất thì chỉ nhổ nấm chứ không đào rễ cây lên để kiểm tra xem đó là rễ cây gì; do đó không biết chính xác được cây nấm mọc từ rễ lim hay là rễ cây khác. Tiếp theo đó, nấm lim xanh tốt là nấm phân hủy gỗ để lấy dưỡng chất phát triển, nếu mọc dưới rễ dính đất và phân hủy cành nhỏ hoặc lá mục thì chất lượng kém hẳn đi so với nấm mọc thân cây gỗ lim mục. Nấm lim xanh tự nhiên loại 2 có phần thân nấm dài (đến 10 – 15 cm), mũ nấm mỏng chỉ khoảng 1 – 2 cm.

Nấm lim xanh chứa hàng trăm dược chất quý có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư, làm chậm quá trình di căn… Do khan hiếm nên giá thành nấm lim xanh tương đối đắt, dao động từ 4 – 6 triệu/ kg.

Nấm lim xanh có tác dụng tốt cho bệnh nhân ung thư đại tràng
Nấm lim xanh có tác dụng tốt cho bệnh nhân ung thư đại tràng

Đặt mua nhanh nấm lim xanh theo địa chỉ dưới đây:

CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH TIÊN PHƯỚC

  • Địa chỉ: Thôn 4, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
  • Số điện thoại: 0982419526
  • Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Để nhận biết được nấm lim xanh chuẩn, bạn có thể tham khảo ngay về hình dáng và màu sắc của nấm trong video dưới đây:

Triệu chứng sớm của bệnh ung thư đại tràng như thế nào?

Những triệu chứng sớm của bệnh ung thư đại tràng

Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Ung thư đại tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Một số dấu hiệu như: Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn nhưng một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày – ruột. 

Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lỵ. Tuy nhiên, người mắc bệnh lỵ có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh, còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng. 

Xuất hiện máu trong phân

Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.

Các rối loạn liên quan bài tiết phân: Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

Phân mỏng, hẹp so với bình thường

Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.

Mệt mỏi và suy nhược

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Làm sao để biết chính xác bạn có bị ung thư đại tràng không?

Nếu chỉ dựa vào các biểu hiện lâm sàng trên thì chưa thể kết luận chính xác bạn bị ung thư đại tràng được. Do vậy, nếu có một số triệu chứng giống như trên, tốt nhất bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám để được xét nghiệp, chụp chiếu và chẩn đoán bệnh tốt nhất.

Tại Bệnh viện K Hà Nội, đối với ung thư đại trực tràng các phương pháp chẩn đoán có giá trị nhất hiện tại là nội soi ống mềm, ngoài quan sát được tổn thương còn lấy sinh thiết làm xét nghiệm về mặt tế bào học .Nội soi, chẩn đoán sớm ung thư là rất cần thiết, đặc biệt với nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Các bác sĩ sử dụng hệ thống máy nội soi thế hệ mới nhất giúp hình ảnh sắc nét, hiển thị rõ tổn thương dù là nhỏ nhất cao cấp, có chức năng nhuộm màu bằng ánh sáng và phóng đại trên 100 lần, giúp phân tích rõ ràng vi cấu trúc và vi mạch máu của tổn thương, đưa ra nhận định chính xác về tính chất tế bào học của tổn thương, phân biệt tổn thương ung thư và không ung thư từ đó đưa ra hướng can thiệp kịp thời cho người bệnh.

Ngoài ra còn một số biện pháp chẩn đoán ung thư đại tràng khác phổ biến như:

Chụp X – quang: X-quang là một phương pháp phổ biến và có giá trị để chẩn đoán ung thư đại tràng. Có 2 phương pháp thường dùng:

  • Chụp cản quang khung đại tràng bằng thuốc baryt
  • Chụp cản quang kép: sau khi thụt baryt vào đại tràng để người bệnh đi tiêu rồi bơm hơi vào đại tràng để chụp, phương pháp này có thể phát hiện khối u rõ hơn

Xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng:

  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT): máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân như polyp, ung thư, viêm loét đại trực tràng, trĩ… Vì vậy, nếu xét nghiệm dương tính cần nội soi đại trực tràng bằng ống mềm để kiểm tra.
  • Nội soi đại tràng: đánh giá toàn bộ khung đại tràng và trực tràng, giúp phát hiện các khối u ở kích thước khoảng vài milimet hoặc các bất thường khác của đại tràng như polyp đại tràng, túi thừa, các tổn thương loét, viêm do nhiễm khuẩn, …
  • Xét nghiệm các dấu ấn ung thư: bao gồm các dấu ấn CEA, CA 19-9 thường được sử dụng trong chẩn đoán ung thư đại tràng.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đại tràng

Nguyên nhân ung thư đại tràng bao gồm:

  • Polyp đại tràng: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư đại tràng, chiếm trên 50%. Số lượng polyp càng nhiều thì tỷ lệ ung thư hoá càng cao.
  • Các bệnh đại tràng mãn tính: Ung thư đại tràng có thể phát sinh trên tổn thương của các bệnh: lỵ, amip, lao, giang mai, thương hàn và các bệnh lý khác của đại tràng như viêm loét đại tràng mãn tính
  • Chế độ ăn uống ít chất bã, nhiều mỡ và đạm động vật: Chế độ ăn này làm thay đổi vi khuẩn yếm khí ở đại tràng, biến acid mật và cholesterol thành những chất gây ung thư. Thức ăn ít bã làm giảm khối lượng phân gây táo bón, chất gây ung thư sẽ tiếp xúc với niêm mạc ruột lâu hơn và cô đặc hơn, tác động lên biểu mô của đại tràng. Các chất phân hủy của đạm như indol, seatol, piridin là những chất gây ung thư trong thực nghiệm, cũng có thể gây ung thư trên người.
  • Yếu tố di truyền: Ung thư đại tràng còn do một số đột biến gen APC, liên quan tới gen P53, RAS và DCC. Từ đó có thể di truyền giữa các thành viên trong gia đình.

Điều trị ung thư đại tràng như thế nào?

Hiệu quả điều trị ung thư đại tràng phụ thuốc phần lớn vào thời gian phát hiện và được xử lý phẫu thuật kịp thời. Nếu phát hiện sớm thì khoảng 82% khả năng bệnh nhân sống trên 5 năm. Nếu phát hiện muộn hơn thì tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ còn 45%. Càng phát hiện muộn, tỷ lệ này càng giảm.

Ung thư đại tràng có nhiều phương pháp điều trị can thiệp như: phẫu thuật, dùng hóa chất chống ung thư, xạ trị kết hợp phẫu thuật với hóa chất… Cho đến nay phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính. 

Phương pháp điều trị bằng hóa chất thường kết hợp với phẫu thuật và xạ trị. Dùng hóa chất sẽ làm giảm một lượng lớn tế bào ung thư, số còn lại dùng phẫu thuật lấy bỏ nốt hoặc dùng hóa chất sau phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư mà phẫu thuật không lấy được hết. 

Phương pháp điều trị xạ trị cùng được kết hợp với phẫu thuật nhưng ít hơn so với hóa chất chống ung thư, thông thường xạ trị được chỉ định điều trị cho những trường hợp không còn khả năng điều trị bằng phẫu thuật và những trường hợp tái phát sau phẫu thuật.

Người bị ung thư đại tràng dùng nấm lim xanh có tốt không?

Người bệnh ung thư đại tràng nói riêng và ung thư nói chung sử dụng nấm lim xanh rất tốt. Nguyên nhân khiến nấm lim rừng có công dụng tốt với người bệnh ung thư là bởi vì trong loại cây này chứa dược chất quý Beta Glucan – là chuỗi của các phân tử glucose, có công dụng chống nhiễm trùng, chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm bớt tế bào ung thư. Beta glucan làm tăng nhanh các tế bào miễn dịch cơ thể macrophage, chặn đứng các mầm bệnh, trong đó có tế bào ung thư.

Không chỉ vậy nấm lim xanh tự nhiên chứa nhiều dược chất quý Triterpenes, Germanium, Polysaccharides… có công dụng ức chế sự gia tăng và di căn của khối u ung thư đại tràng, cũng như nâng cao miễn dịch của bệnh nhân bằng nhiều cách thức như chống tăng sinh, chống di căn, chống viêm, điều hòa miễn dịch.

Đặc biệt, Polysaccharides trong nấm lim tác dụng biệt hóa tế bào (nhất là các tế bào bạch cầu), giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, từ đó phát huy khả năng hỗ trợ trị ung thư máu hiệu quả. Nghiên cứu này đã được thí nghiệm và cho kết quả rất tốt trên nhiều người bệnh mắc ung thư máu.

Bệnh ung thư đại tràng ở giai đoạn sớmnấm lim rừng tự nhiên có thể dùng để hỗ trợ, kết hợp với quá trình trị liệu của Tây y để hỗ trợ chữa trị các bệnh ung thư. Còn với ung thư giai đoạn cuốisử dụng nấm lim xanh giúp giảm đau, kéo dài tuổi thọ.

Cách dùng nấm lim xanh chữa ung thư đại tràng.

Sắc nước nấm lim xanh là cách nhiều bệnh nhân ung thư đại tràng áp dụng thực hiện, cách làm này mang ưu điểm là dễ làm, tận dụng được tối đa dược tính trong nấm lim.

Để thực hiện chúng ta cần chuẩn bị từ 10 – 30g nấm lim rừng khô (số lượng nấm dùng dựa vào thể trạng sức khỏe người dùng. Chẳng hạn người mắc các bệnh lý nặng như ung thư, tiểu đường… phải dùng 30g nấm/lần mới đáp ứng đủ dược chất hỗ trợ điều trị, Muốn uống nấm lim xanh bồi bổ cơ thể… thì chỉ cần 10 – 15g nấm là đủ); nồi sắc làm bằng gốm, sứ…; 2 lít nước lọc.

Các bước nấu nước nấm lim xanh rất đơn giản, dễ dàng thực hiện. Đầu tiên chúng ta lấy nấm lim đã được cắt miếng nhỏ ngâm với nước muối loãng 5 – 7 phút để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Lấy rổ vớt nấm ra cho ráo nước, cho vào nồi, đổ 2 lít nước lọc vào đun sôi, vặn lửa nhỏ và đun đến khi nước trong nồi cạn chỉ còn khoảng 1.5 lít nước thì tắt bếp, chắt ra bình uống dần trong ngày. Đừng vội bỏ phần bã nấm đi, ngày hôm sau cho thêm 1.5 lít nước, đun tới khi cạn còn khoảng 1 lít nước chắt ra để uống.

Nồi chất liệu gì nấu nấm lim xanh tốt nhất?

Không nhiều người quan tâm đến việc lựa chọn nồi nấu nấm lim xanh làm từ chất liệu phù hợp. Mọi người sẽ thấy trong bếp có nồi nào thì tiện lấy nồi đó nấu mà không biết rằng nếu chọn nồi nấu làm từ các chất liệu kim loại như đồng, sắt sẽ không hề tốt. Lý do bởi nồi đồng, sắt khi đun nóng ở nhiệt độ cao, các chất liệu này sản sinh, tiết ra các hóa chất, ion – chúng phản ứng với dược tính trong nấm lim tạo thành chất kết tủa không tan, khi uống dễ gây ra sỏi thận, ảnh hưởng không tốt đến gan. Dược tính của nấm cũng giảm đi rất nhiều khi sử dụng nồi kim loại sắt, đồng đều sắc nước nấm lim xanh.

Nồi inox, sứ, đất được ưu tiên dùng để đun nước nấm lim rừng nói riêng và các bài thuốc Đông Y nói chung. Nồi inox có tính trơ, không xước, không phản ứng với dược chất có trong nấm lim rừng tự nhiên. Mặt khác nồi inox nấu nhanh sôi, có độ cứng cao, không bị dễ vỡ như nồi đất, giá thành mua khá rẻ (chỉ vài chục nghìn đến hơn trăm nghìn).

Loại nồi tốt nhất để dùng nấu nấm lim xanh vẫn là nồi sành, sứ, đất…. Thành phần chính làm nồi là đất sét, cao lanh, được nung ở nhiệt độ cao sẽ loại trừ được các kim loại như sắt, nhôm, đồng – dễ sinh ra phản ứng kết tủa khi nấu cùng nấm lim rừng. Do vậy khi sắc nước nấm lim xanh bằng các nồi chất liệu đất, sứ, sành, mùi vị trong nấm được giữ nguyên, màu sắc, dược chất không bị biến chất. Thế nhưng Điểm yếu của nồi này là trong quá trình sử dụng dễ bị nứt, vỡ….

Uống nấm lim vào lúc nào? Uống nước nấm lim rừng trong thời gian bao lâu?

Nên uống nước nấm lim vào sau các bữa ăn sáng – trưa – tối khoảng 1/2 tiếng, khi đói không nên uống nước nấm bởi sẽ dễ đau dạ dày, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu bạn đang trong thời gian uống thuốc Tây thì khoảng cách khi uống nấm lim và thuốc tây cũng nên cách nhau 30 – 40 phút để tránh tương tác với các thành phần trong nấm và thuốc. Ngoài ra vào giữa buổi thì bạn cũng có thể uống nước nấm lim xanh thay nước lọc để mang đến tác dụng tốt nhất.

Về thời gian uống nấm lim rừng cần kéo dài từ 4 – 6 tháng mới mang lại sự thay đổi rõ rệt về sức khỏe. Chỉ uống 1 vài tuần rồi bỏ sẽ không mang lại kết quả tốt

Cách phòng tránh ung thư đại tràng

  • Tầm soát ung thư định kỳ 3 – 5 năm/lần: Từ thời điểm các tế bào bất thường đầu tiên bắt đầu phát triển thành polyp, thường mất khoảng 10 đến 15 năm để chúng tiến triển thành ung thư đại trực tràng. Với việc kiểm tra thường xuyên, hầu hết các polyp có thể được tìm thấy và cắt bỏ trước khi chúng có cơ hội trở thành ung thư. Sàng lọc cũng có thể giúp phát hiện ung thư đại trực tràng sớm, khi tổn thương còn nhỏ và giúp dễ điều trị hơn. Nếu từ 45 tuổi trở lên, bạn nên bắt đầu sàng lọc ung thư đại trực tràng.
  • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh: Tránh ăn nhiều thịt, dầu mỡ, thức ăn chiên nướng; Hạn chế thức uống có cồn, thuốc lá; Ăn nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây)…
  • Thường xuyên tập thể dục

Như vậy, nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ ung thư đại tràng cần đến bệnh viện kiểm tra nhanh đề có biện pháp điều trị kịp thời, tăng hiệu quả điều trị và thời gian sống cho người bệnh.

Nếu bạn chưa biết nên đặt mua nấm lim xanh để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng ở đâu, bạn có thể tham khảo ngay địa chỉ mua uy tín tại Nấm lim xanh ở đâu tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.