Cập nhật vào 25/12
Đa số những người làm việc văn phòng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất do đặc thù công việc và thói quen ít vận động. Vì vậy mà biết cách phòng bệnh trĩ sẽ giúp bạn “miễn dịch” với căn bệnh này.
Theo PGS – TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyên Chủ tịch Hội Hậu môn – Trực tràng học Việt Nam, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 30% – 50% dân số mắc bệnh trĩ, trong đó nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ khá lớn. Chính vì vậy, những người đang hoạt động trong lĩnh vực này cần có cách phòng ngừa trĩ một cách hợp lý để bệnh không có cơ hội “ghé thăm” nhé.
1. Triệu chứng nhận biết bạn đang mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường có những triệu chứng điển hình nhất trong các bệnh thường gặp ở hậu môn chính vì thế không quá khó khăn để nhận biết được rằng mình có mắc bệnh trĩ hay không.
Có hai loại bệnh trĩ phổ biến nhất hiện nay đó là Trĩ nội và Trĩ ngoại, các biển hiện cũng tương tự như nhau, ngoài ra thì còn có trĩ hỗn hợp là tình trạng mà người bệnh gặp cả biểu hiện của trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ nội:
Dấu hiệu chủ yếu là các búi trĩ hình thành ở bên trong hậu môn, sau này khi búi trĩ phát triển mạnh sa ra ngoài người bệnh mới nhìn thấy
Trĩ nội được chia làm 4 giai đoạn phát triển:
Dấu hiệu trĩ nội độ 1: Người bệnh có triệu chứng đi đại tiện ra máu, lượng máu ra không nhiều, thường chỉ lẫn một ít trong phân hoặc giấy vệ sinh. Nguyên nhân chảy máu chủ yếu do chứng táo bón khiến người bệnh phải rặn mạnh, rặn lâu, phân cứng tăng sự cọ xát vào thành hậu môn gây chảy máu. Ở cấp độ 1 các búi trĩ đã hình thành ở bên trong hậu môn gây ra cảm giác khó chịu, cộm vướng, hậu môn sưng đau, tấy đỏ, tuy nhiên người bệnh không thể nhìn hay sờ thấy được.
Dấu hiệu trĩ nội độ 2: Đây là giai đoạn mà các búi trĩ đã bị sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng sau đó chúng tự thụt vào hậu môn lúc người bệnh đại tiện xong. Ở cấp độ 2 hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện và chứng táo bón đã không còn hoặc chỉ xuất hiện rất ít. Tuy nhiên hậu môn có biểu hiện ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu do tuyến nhờn ở các búi trĩ tăng cường tiết dịch nhầy.
Dấu hiệu trĩ nội độ 3: Các búi trĩ vẫn tiếp tục sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện hoặc khi người bệnh vận động mạnh, ngồi hoặc đứng quá lâu… nhưng chúng không thể tự thụt vào như trước kia mà người bệnh phải dùng tay để đẩy vào. Trĩ nội độ 3 vẫn tiếp tục với các hiện tượng dịch nhầy ra nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng vùng da, niêm mạc xung quanh hậu môn, nổi mụn nhọt, viêm lỗ chân lông.
Dấu hiệu trĩ nội độ 4: Các búi trĩ đã sa hoàn toàn ra bên ngoài hậu môn và người bệnh không thể đẩy vào được nữa. Trĩ nội độ 4 có các hiện tượng như chảy máu nhiều, thành các dòng hoặc tia lớn do thành hậu môn bị suy yếu, giãn nở, không còn chắc khỏe như trước kia nên không thể kiểm soát được hiện tượng chảy máu, nhiễm trùng niêm mạc hậu môn nghiêm trọng, các búi trĩ phát triển lớn xoắn vào nhau gây tắc nghẽn hậu môn, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu và đại tiện, khiến người bệnh đau đớn, dịch nhầy tiết ra nhiều, có mùi hôi thối, tanh, khó chịu.
Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại: búi trĩ hình thành dưới đường lược hậu môn, được bao bên ngoài bởi lớp da mỏng, ngay từ đầu khi mới xuất hiện người bệnh có thể dùng tay sờ thấy.
Các búi trĩ ngoại ngay từ đầu đã hình thành ở bên ngoài hậu môn nên người bệnh có thể sờ thấy. Thời kỳ đầu búi trĩ chỉ bằng hạt đậu nhỏ nhưng nếu không được chữa trị các búi trĩ sẽ gia tăng dần kích thước, cảm giác như có dị vật ở hậu môn khiến người bệnh rất vướng víu, bất tiện.
Ngoài ra người bị trĩ ngoại cũng có một số triệu chứng giống như với bệnh trĩ nội như táo bón kéo dài, hậu môn chảy máu khi đi đại tiện, hậu môn ngứa ngáy, sưng đau, tấy đỏ, nhức nhối, ẩm ướt, nhiều dịch nhầy, có mụn nhọt nổi lên.
2. Những tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ
Không phải ngẫu nhiên mà dân văn phòng thuộc đối tượng mắc bệnh trĩ khá cao. Đặc thù công việc của dân văn phòng là phải ít vận động, làm việc với giấy tờ, máy tính 7-8 tiếng mỗi ngày. Việc ngồi liên tục trong nhiều giờ liền góp phần gây áp lực lên hậu môn, trực tràng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Ngoài ra, người làm văn phòng thường không ăn đủ rau xanh, cộng với việc ít uống nước sẽ gây ra tình trạng táo bón. Khi tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây áp lực lên hậu môn – trực tràng, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ.
Bên cạnh đó, nhiều nam giới có thói quen uống rượu bia, hội họp sau mỗi giờ làm. Việc thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ cũng gây ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón, đại tiện ra máu và làm tăng nguy cơ mắc trĩ.
Bệnh trĩ ít nhiều đều gây ra phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Ở cấp độ nặng, bệnh trĩ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
Ung thư trực tràng: Đây là biến chứng rất nguy hiểm của bệnh trĩ khi không được chữa trị kịp thời ngay từ đầu. Căn nguyên ban đầu là do người bệnh không biết cách phòng ngừa trĩ, chủ quan với trĩ.
Thiếu máu, suy giảm trí nhớ: Tình trạng này xảy ra là do quá trình mất máu kéo dài do trĩ gây nên. Nếu người bệnh không có chế độ bổ sung đầy đủ, kịp thời, lượng máu bị mất đi sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu, đau đầu, giảm trí nhớ, giảm thị lực, căng thẳng thần kinh, tụt huyết áp…
Viêm vùng hậu môn, làm giảm ham muốn tình dục: Sự hình thành búi trĩ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào vùng hậu môn và gây ra nhiều bệnh da liễu gây ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này hoặc do mặc cảm về sự xuất hiện của búi trĩ ở vùng nhạy cảm, khiến người bệnh cảm giác khó chịu, giảm ham muốn vợ chồng. Từ đó khiến hạnh phúc gia đình không còn được mặn nồng như thuở mới yêu.
Tuy đây không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm năng suất lao động và khiến bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn, thậm chí gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính…
Tham khảo thêm cách bài trí văn phòng làm việc nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc.
3. Cách phòng bệnh trĩ cho dân văn phòng
Như đã đề cập, nguyên nhân gây trĩ chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta hoàn toàn có thể có những biện pháp phòng bệnh trĩ ngay tại nhà và nơi làm việc.
Tránh ngồi quá lâu
Thời gian ngồi quá nhiều là vấn đề phổ biến ở nhân viên văn phòng. Phòng bệnh trĩ cho dân văn phòng ưu tiên cần thay đổi thói quen làm việc. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc trĩ ở những người ít vận động lên đến hơn 70%. Trung bình cứ ngồi khoảng 50 phút, bạn nên đứng dậy vận động 5-10 phút. Việc đứng dậy vận động giúp cho dòng máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời giảm áp lực cho vùng hậu môn. Hạn chế sự hình thành búi trĩ.
Tạo thói quen vận động
Khi ngồi làm việc tại văn phòng, thỉnh thoảng bạn nên đứng lên đi lại 5 – 10 phút để lưu thông khí huyết, đồng thời tránh căng thẳng, làm việc quá sức gây sức ép cho ruột từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, cách phòng bệnh trĩ cho dân văn phòng, công sở là tăng cường vận động đi lại tại nơi làm việc. Điều này vừa giúp kiểm soát cân nặng, vừa tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp ngừa táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Thêm vào đó dân văn phòng cũng nên tránh làm việc quá sức, có thể gây nên tình trạng stress, khiến cơ thể căng thẳng và gia tăng sức ép cho ruột, gây ra bệnh trĩ.
Đi cầu vào một thời gian cố định
Thường rất ít người chú ý đến thói quen này. Tuy nhiên đây là một thói quen tốt để cân bằng chức năng của hệ tiêu hóa. Đi cầu vào một thời điểm cố định trong ngày có thể ngừa táo bón. Đặc biệt cho dù đang dở công việc hay khu vệ sinh có ở xa thì cũng không nên nhịn đi đại tiện, nên tập thói quen đi vào một giờ nhất định trong ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng, sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Khi đại tiện , bạn không nên dùng lực rặn mạnh khi đi vệ sinh, có thể làm vùng hậu môn bị tổn thương. Và cần tránh ngồi lâu khi vệ sinh vì hậu môn mở trong thời gian dài sẽ làm giảm tốc độ lưu thông máu trong tĩnh mạch, có hại cho các cơ vòng ở trực tràng.
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
Đừng để viêm nhiễm hậu môn gây trĩ cho bạn. Sử dụng các loại khăn giấy mềm để lau, tránh cọ xát gây xước vùng quanh hậu môn. Đó là cơ hội để cho vi khuẩn xâm nhập. Sau khi đi đại tiện nên rửa sạch lại với nước muối ấm để ngăn ngừa các vi trùng vi khuẩn.
Ngoài ra, việc mặc quần quá chật và bó cũng khiến mồ hôi không thoát ra được, cộng với sự cọ sát của các loại vải cứng cũng gây kích ứng đến hậu môn. Do đó, dân văn phòng nên chọn những loại quần rộng rãi, với chất vải mềm, thoáng mát để mặc nhé.
Tập thể dục thường xuyên
Nguy cơ bị trĩ ở những người ít vận động cao gần gấp 2 lần. Chúng ta cần xây dựng một bảng biểu hoạt động thể lực để phòng bệnh trĩ. Sau mỗi bữa ăn, nên vận động để cho thức ăn tiêu hóa tránh táo bón. Trung bình mỗi ngày bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút giúp cho dòng máu lưu thông tốt. Tránh áp lực dồn nén vùng hậu môn.
Một số môn thể thao phù hợp cho giới văn phòng, công sở để phòng tránh bệnh trĩ gồm: chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, khí công dưỡng sinh, tập thái cực quyền, nhảy dây, cầu lông, bóng đá, …
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài tập tại nhà sau đây: Mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ, bạn chỉ cần nằm ngửa, đặt gối ở thắt lưng, đệm cao phần hông, sau đó, nâng cao hai chân ở tư thế như đang ngồi xếp bằng, không dùng lực, thả lỏng cơ hậu môn. Duy trì tư thế này khoảng 2 – 3 phút thì hạ xuống. Với bài tập này, phần hông được đẩy cao hơn tim nên máu không bị ứ đọng tại hậu môn, thả lỏng cơ và tạo điều kiện cho khí huyết lưu thông, hỗ trợ tiêu hóa và phòng trĩ.
Cách ăn uống phòng bệnh trĩ
Những người làm văn phòng cần xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, đúng bữa, tránh ăn uống không đúng giờ, qua loa, khiến nhu động ruột hoạt động bất thường, thức ăn lắng đọng và khó tiêu hóa, gây táo bón và trĩ.
Bạn nên lựa chọn thực phẩm có nhiều chất xơ và tăng cường rau xanh, củ quả trong chế độ ăn để giải nhiệt, nhuận tràng chống táo bón. Các loại thực phẩm được ưu tiên gồm: mướp, rau dền, rau lang, mồng tơi, rau diếp cá… Các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu đen, bí đỏ, súp lơ, các loại củ cải, rau cải, khoai tây, cà rốt, cam, chuối, dâu tây, bơ, táo,… Thêm vào đó, chúng tôi khuyên bạn nên uống nhiều nước, mỗi ngày nên uống một ly sinh tố hoa quả, vừa cung cấp vitamin, vừa ngừa táo bón.
Ngoài ra, bạn cần tránh các loại thức ăn nhanh, đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ hay nêm nếm quá nhiều gia vị có tính cay, nóng như ớt, tỏi, tiêu… Tránh xa các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, đồ uống có ga. Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Chúng có thể phá hủy dạ dày, đồng thời khiến thức ăn không tiêu gây táo bón.
Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày là cách đơn giản và hữu hiệu để phòng bệnh trĩ. Thực tế, ngay cả khi không khát thì cơ thể mỗi người cũng cần nạp một lượng nước lọc nhất định. Nước có tác dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ trao đổi chất và chống táo bón.
Tuy nhiên, bạn không nên uống nhiều nước đá vì sẽ làm máu lưu thông kém, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tăng khả năng bị trĩ. Uống nhiều nước vào buổi tối cũng không được khuyến khích vì có thể gây phản tác dụng.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên
Nếu bạn thường xuyên bị tình trạng táo bón hoặc đại tiện ra máu, cần đi khám và sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ để chữa trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Nên lựa chọn các vị thuốc Đông y như diếp cá giúp lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể, làm chắc thành mao mạch và chữa bệnh trĩ do tác dụng của chất Dioxy-flavonon. Đương quy cũng là một vị thuốc quý giúp bổ máu, chống suy nhược, nhuận tràng, thông đại tiện và chống táo bón.
Củ nghệ vàng có chứa hoạt chất Curcumin (Curcuma domestica) giúp ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, chống viêm và mau lành các tổn thương của trĩ. Các sản phẩm có nguồn gốc từ những thảo dược này sẽ giúp điều trị trĩ hiệu quả, lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ.
Một số lưu ý:
- Đối với phụ nữ mang thai làm công việc văn phòng thì trong quá trình mang thai, lượng máu tuần hoàn gia tăng để cung cấp cho cả thai kỳ khiến cho các tĩnh mạch giãn nở là nguyên nhân hình thành búi trĩ. Phòng bệnh trĩ cho bà bầu cũng cần tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống như trên. Đồng thời cần tăng cường các thực phẩm bổ sung sắt. Vận động nhẹ nhàng tránh ngồi hoặc đứng lâu.
- Đối với những người đã phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ càng cần lưu ý đến các biện pháp phòng bệnh trĩ tái phát. Nguy cơ tái phát trĩ rất cao nếu không có chế độ dinh dưỡng, biện pháp ngăn chặn phòng ngừa hợp lý. Nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi sát tình hình tiến triển bệnh.
Tham khảo thêm: Làm gì để bắt đầu ngày làm việc hiệu quả dành cho dân văn phòng
Để bệnh trĩ không còn là vấn đề lo sợ của dân văn phòng thì bạn hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học, khỏe mạnh ngay từ bây giờ nhé. Nếu chẳng may bạn đã mắc bệnh trĩ thì bạn cũng không nên lo lắng quá nhé. Bệnh này bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bởi chính bạn bằng cách tham khảo những cách mà chúng tôi đã nêu trên nhé.